Mức phạt lấn làn đường của xe ô tô phạt bao nhiêu tiền 2021
Bao nhiêu tuổi học được bằng C lái ô tô?
Ngày đăng: March 23, 2021 Tags:
Bao nhiêu tuổi học được bằng C lái ô tô? Xe ô tô là một phương tiện di chuyển có cách thức điều khiển khá phức tạp nên Bộ Giao Thông Vận Tải có những quy định rất nghiêm ngặt về độ tuổi cũng như điều kiện sức khỏe của người được phép điều khiển ô tô. Trong bài viết này, Nội thất xe Lucar sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề: Bao nhiêu tuổi học được bằng C lái ô tô? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
Yêu cầu chung về việc học lấy bằng lái ô tô
Để được phép học lấy bằng lái xe ô tô ở Việt Nam cần rất nhiều yếu tố, không chỉ là vấn đề về độ tuổi mà còn là quốc tịch, tình trạng sức khỏe… Cụ thể như sau:
-
- Người học lái xe ô tô buộc phải là công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam. Hoặc người học lái ô tô có thể là công dân nước ngoài đang học tập và làm việc ở Việt Nam nhưng phải có đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh tình trạng cư trú hợp pháp.
-
- Đảm bảo được các yêu cầu về sức khỏe được quy định rõ trong bộ luật giao thông được nhà nước ban hành. Để chứng minh yếu tố về tình trạng và điều kiện sức khỏe thì người học lái xe phải có giấy khám sức khỏe có đóng dấu xác minh của bệnh viện tuyến huyện trở lên.
Xem thêm:
THỦ TỤC SANG TÊN KHI MUA XE Ô TÔ CŨ DỄ DÀNG ĐƠN GIẢN
Đi xe ô tô không chính chủ có bị phạt không?
LỖI KHÔNG CÓ BẰNG LÁI XE PHẠT BAO NHIÊU TIỀN?
Bao nhiêu tuổi học được bằng C lái ô tô?
Trên thực tế, độ tuổi học lái xe ô tô được quy định rất cụ thể và nghiêm ngặt trong bộ luật Giao thông Đường bộ được nhà nước ban hành năm 2008. Trong đó nêu rõ các loại bằng lái xe ô tô hạng B1, B2 dành cho những người đủ 18 tuổi trở lên. Bằng lái hạng C dành cho những người từ 21 tuổi trở lên và các loại bằng lái hạng D, E, F dành cho những người trong độ tuổi từ 24 trở lên.
Cụ thể theo Luật Giao thông Đường bộ được ban hành năm 2008, ở Điều 60 của bộ luật có quy định rất rõ về độ tuổi của người được phép lái xe ô tô.
Đối với những người đủ 18 tuổi trở lên được phép lái các loại xe như:
-
- Xe môtô loại ba bánh, xe ô tô loại hai bánh và tất cả các loại xe có thiết kế và kết cấu giống như vậy. Dung tích xi-lanh của các loại xe này được phép là từ 50cm3 trở lên.
-
- Xe ô tô có kết cấu 9 chỗ ngồi dùng để chở người.
-
- Máy kéo và xe ô tô tải được phép lái có trọng tải là dưới 3.500kg.
Đối với những người đủ 21 tuổi trở lên được phép lái các loại xe như:
-
- Máy kéo, xe ô tô tải được phép lái có tải trọng từ 3.500kg trở lên.
-
- Người sở hữu bằng hạng B2 được phép lái xe kéo rơ moóc.
Đối với những người đủ 24 tuổi trở lên có quy định như sau:
-
- Được phép học lái các loại xe ô tô có kết cấu từ 10 đến 30 chỗ dành để chở người.
-
- Người sở hữu bằng hạng C được phép lái xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
Đối với những người đủ 27 tuổi trở lên được phép lái các loại xe như:
-
- Xe ô tô có kết cấu 30 chỗ ngồi dành cho người.
-
- Người sở hữu bằng lái xe hạng D được phép lái xe kéo rơ moóc.
Người có sức khỏe thế nào là đủ điều kiện học bằng C?
Quy định về mắt khi học lái ô tô
Bộ Luật Giao thông Đường Bộ được Bộ Giao thông Vận tải ban hành đã quy định rất rõ rằng, người học lái xe ô tô phải đạt điều kiện thị lực là 16/10 đối với cả hai mắt. Kể cả đối với những người sử dụng kính mắt để điều chỉnh thị lực khi lái xe.
Ngoài ra nếu điều kiện về mắt của bạn thuộc một trong bảy trường hợp được nêu ra dưới đây thì không được phép học và lái xe ô tô:
-
- Độ cận thị của mắt kính vượt quá 7 đi-ốp.
-
- Độ viễn thị của mắt kính vượt quá 7 đi-ốp.
-
- Độ loạn thị của mắt kính vượt quá 4 đi-ốp.
-
- Thị trường của mắt bị thu hẹp vượt quá 20 độ.
-
- Sự vận động của nhãn cầu bị hạn chế hoặc tê liệt.
-
- Mắt có các khiếm khuyết liên quan đến loạn sắc hoặc quáng gà.
-
- Bị mắc các bệnh về võng mạc hoặc thần kinh thị giác đang có dấu hiệu tiến triển nặng.
Quy định về tay khi học lái ô tô
Khi học lái ô tô thì đôi bàn tay cũng quan trọng không kém gì đôi mắt bởi nó sẽ giúp người lái xe điều khiển vô lăng. Đối với quy định về tay khi học lái ô tô, Bộ Giao thông Vận tải ban hành các điều luật và quy định như sau:
Đối với các loại mô tô và mô tô ba bánh: Cả hai bàn tay phải và tay trái chỉ được thiếu duy nhất một ngón đó là ngón út, các ngón còn lại vẫn phải đầy đủ.
Đối với các loại xe được quy định ở chương I, thuộc điều 1 điểm b:
-
- Người lái xe phải có đủ 4 ngón ở tay phải và không được thiếu ngón cái.
-
- Người lái xe phải có đủ 3 ngón ở tay trái và không được thiếu ngón cái.
Đối với các loại xe được quy định ở chương I, thuộc điều 1, điểm d:
-
- Người lái xe phải có đủ 4 ngón ở tay phải và chỉ được thiếu duy nhất ngón út.
-
- Người lái xe phải có đủ 4 ngón ở tay trái và không được thiếu ngón cái.
Độ tuổi nào thì được phép nâng hạng bằng lái xe?
Tiếp theo chúng tôi xin được giới thiệu về những quy định của Bộ Luật Giao thông Đường bộ về vấn đề nâng hạng bằng lái xe. Trước hết bạn cần phải là công dân có quốc tịch Việt Nam. Hoặc nếu là người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam thì cần có đầy đủ các giấy tờ chứng minh cư trú hợp pháp. Tiếp theo người cần nâng hạng bằng lái xe cần xuất trình đủ giấy khám sức khỏe theo đúng quy định được Bộ Y Tế đưa ra. Đồng thời xuất trình được giấy xác nhận số km và thời gian lái xe đúng với quy định của pháp luật.
-
- Nếu muốn nâng từ bằng lái hạng B1 lên B2: Phải có giấy tờ chứng minh được số km lái an toàn đạt từ 12.000km trở lên và thời gian lái xe từ 1 năm trở lên.
-
- Nếu muốn nâng từ bằng lái hạng B2 lên hạng C, từ bằng lái loại C lên hạng D, từ bằng hạng D lên bằng loại E và bằng GPLX lên hạng F: phải có giấy tờ chứng minh được số km lái xe an toàn đạt 50.000km trở lên và thời gian lái xe từ 3 năm trở lên.
-
- Nếu muốn nâng hạng bằng lái xe từ B2 lên D, từ C lên bằng loại E: phải có giấy tờ chứng minh được số km lái xe an toàn đạt từ 100.000km trở lên và thời gian lái xe từ 5 năm trở lên.
Độ tuổi lái xe ô tô tối đa là bao nhiêu?
Theo điều luật được ban hành của Bộ Giao thông Vận tải, giới hạn về độ tuổi lái xe ô tô được quy định như sau:
-
- Bằng lái xe hạng B1: Đối với nữ, thời hạn bằng lái hết hiệu lực là khi đủ 55 tuổi và đối với nam là 60 tuổi. Nếu người lái xe nữ có độ tuổi trên 45 tuổi và nam có độ tuổi trên 50 tuổi muốn được cấp giấy phép lái xe thì thời hạn của bằng lái sẽ là 10 năm kể từ thời điểm cấp.
-
- Bằng lái xe hạng A4, B2: Thời hạn kể từ ngày cấp bằng cho tới khi bằng lái hết hiệu lực là 10 năm.
-
- Bằng lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE: Thời hạn kể từ ngày cấp cho đến khi bằng lái hết hiệu lực là 5 năm.
Trên đây là câu trả lời mà lucar.vn muốn gửi tới các bạn có thắc mắc về vấn đề: Bao nhiêu tuổi học được bằng C lái ô tô? Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã trang bị được cho mình những kiến thức bổ ích để có thể chuẩn bị được những hành trang cần thiết trước khi học lái ô tô. Chúc các bạn thành công.