Mức phạt lấn làn đường của xe ô tô phạt bao nhiêu tiền 2021
Lỗi ô tô vượt đèn đỏ sẽ phạt bao nhiêu tiền (mới nhất 2021)
Ngày đăng: June 04, 2021 Tags:
Lỗi ô tô vượt đèn đỏ sẽ phạt bao nhiêu tiền? Cuộc sống hiện đại ngày càng bon chen và tấp nập, do đó tình trạng ùn tắc giao thông cũng ngày một kéo dài thêm khiến cho các tài xế thêm lo sợ về việc muộn giờ, dẫn đến việc quyết định vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Tuy vậy, một vài người vẫn chưa nắm rõ được các quy định cũng như mức xử phạt về lỗi ô tô vượt đèn đỏ này. Vì vậy bài viết sau đây của Lucar sẽ chia sẻ cho các bạn rõ hơn về vấn đề này.
1. Những quy định về lỗi ô tô vượt đèn đỏ theo Nghị định 100
Hiện nay, lướt nhanh trên các diễn đàn hay các trang tin tức xã hội, những từ khóa như: "Lỗi vượt đèn đỏ ô tô"; Lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất" luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía các bạn đọc giả.Thực tế, căn cứ theo Khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì:
Điều 9.
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Như vậy, khi điều khiển phương tiện lưu thông trên các tuyến đường, người tham gia giao thông phải nghiêm túc chấp hành theo hệ thống báo hiệu đường bộ, cụ thể ở đây là đèn tín hiệu giao thông.
Ngoài ra, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tại điểm a Khoản 5 Điều 5 cũng nêu rõ: người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt nếu: "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông". Do đó, trong trường hợp nếu các bạn vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt theo đúng quy định pháp luật.
2. Mức xử phạt đối với lỗi vượt đèn đỏ của ô tô
Bài viết liên quan:
Lỗi không bật đèn xe ô tô phạt bao nhiêu?
LỖI KHÔNG CÓ BẰNG LÁI XE PHẠT BAO NHIÊU TIỀN?
Về mức xử phạt của lỗi ô tô vượt đèn đỏ, được quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
5. Sẽ phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;"
Như vậy có thể thấy , theo Nghị định 100, mức phạt tiền dành cho lỗi vượt đèn đỏ của xe ô tô Nghị định 100 sẽ từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Mức phạt này cao hơn hẳn so với mức phạt cũ của Nghị định 46 trước đây - là chỉ bị phạt từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Không những thế, bên cạnh việc bị phạt tiền thì người điều khiển phương tiện ô tô khi vượt đèn đỏ sẽ còn bị áp dụng các hình phạt bổ sung khác theo quy định tại điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như dưới đây:
"11. Bên cạnh việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;"
Như vậy có thể thấy, lỗi xe ô tô vượt đèn đỏ sẽ không chỉ bị xử phạt tiền mà còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ một tháng đến ba tháng. Vì vậy, các tài xế cần lưu ý kỹ để tránh bị xử phạt khi tham gia giao thông.
3. Một số thông tin thêm về mức phạt lỗi vượt đèn đỏ của các phương tiện khác
Đối với các phương tiện giao thông khác như xe máy điện, xe máy hoặc các loại xe hai bánh khác tương tự thì mức phạt hiện nay được quy định tại điểm E thuộc Khoản 4 Điều 6 của Nghị định 100/2019 như sau:
"Điều 6. Tiến hành xử phạt người điều khiển xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện), xe môtô, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng (sáu trăm nghìn đồng) đến 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đối với những người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm như dưới đây:
Điểm e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;"
Cũng giống như lỗi vượt đèn đỏ của ô tô thì ngoài việc bị phạt tiền, các phương tiện này cũng sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b, Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019 như dưới đây:
"10. Bên cạnh việc bị phạt tiền, khi người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như dưới đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) từ 01(một) tháng đến 03 (ba) tháng;"
Có thể thấy, người điều khiển các phương tiện này khi mắc lỗi vượt đèn đỏ ngoài bị phạt tiền thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Tuy mức phạt áp dụng đối với các phương tiện này được đánh giá còn nhẹ hơn khá nhiều so với xe ô tô, nhưng người dân tham gia giao thông vẫn nên lưu ý để tránh bị xử phạt.
4. Những thắc mắc liên quan đến lỗi vượt đèn đỏ
4.1 Vượt đèn đỏ khi rẽ phải có bị coi là lỗi và bị xử phạt không?
Tín hiệu đỏ có nghĩa là cấm đi – theo điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Do đó, người tham gia giao thông cần phải dừng lại ngay khi thấy đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ.
Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp người tham gia giao thông được phép di chuyển khi đèn đỏ như sau:
-
- Khi có hiệu lệnh của CSGT
-
- Khi có đèn xanh báo hiệu cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo;
-
- Khi xuất hiện biển báo cho phép các xe lưu thông được lắp đặt kèm theo;
-
- Vạch kẻ đường: trong những trường hợp không có biển hoặc không có đèn giao thông thì chúng ta sẽ tuân thủ theo vạch kẻ đường là vạch mắt võng. Có nghĩa là khi đi trên vạch mắt võng này, chúng ta bắt buộc phải rẽ chứ không được dừng đỗ hoặc đi thẳng.
4.2 Lỗi vượt đèn đỏ sẽ vi phạm luật gì?
Như đã đề cập ở trên, vượt đèn đỏ được coi là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ và tất nhiên sẽ bị xử phạt theo Quy định, bao gồm phạt hành chính, đồng thời với đó là hình phạt bổ sung là bị tước giấy phép lái xe trong một khoảng thời gian nhất định.
4.3 Vượt đèn vàng có bị coi là lỗi và bị xử phạt không?
Thực tế, vượt đèn vàng được coi là lỗi không tuân thủ quy định giao thông. Đối với người tham gia giao thông, khi thấy tín hiệu đèn vàng ( ngoại trừ tín hiệu vàng nhấp nháy) thì bắt buộc phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì sẽ được phép đi tiếp.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2019 sửa đổi Quy chuẩn 41:2016), khi tín hiệu vàng bật sáng, người tham gia giao thông sẽ phải dừng lại ở trước vạch dừng, trong trường hợp đi quá vạch dừng hoặc quá gần vạch dừng nhưng nếu dừng lại thì sẽ gặp nguy hiểm thì được phép đi tiếp.
Thực tế, đèn vàng được gọi là thời gian dọn nút giao, là tín hiệu đèn giao thông đặc biệt để chuyển sang đèn đỏ. Khi đèn vàng bật lên, nếu người lái xe đi vào nút giao với tốc độ cao, dừng lại sẽ gây ra những sự cố không an toàn thì sẽ được phép đi tiếp và không bị xử phạt. Ngược lại, trong trường hợp, người tham gia giao thông điều khiển xe đi từ xa với tốc độ chậm dừng lại an toàn thì phải dừng lại.
>> Thảm trải sàn ô tô cũng là vật dụng không thể thiếu của mỗi chiếc xe ô tô, vừa bảo vệ xe, giữ nội xe luôn sạch sẽ, lại tăng tuổi thọ cho xe. Hiện Lucar có rất nhiều chương trình khuyến mại cho khách hàng khi đặt mua 2 sản phẩm là thảm lót sàn ô tô cao cấp và thảm lót sàn carbon.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Lucar về vấn đề vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về các quy định hiện hành, tránh mắc những lỗi không đáng có.