LỖI KHÔNG CÓ BẰNG LÁI XE PHẠT BAO NHIÊU TIỀN?

Ngày đăng: January 07, 2021 Tags:

Theo quy định của pháp luật là khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải bắt buộc có giấy phép lái xe. Việc quy định để đảm bảo an toàn cho chính người điều khiển phương tiện cũng như cho những người cùng tham gia giao thông. Tuy nhiên nhiều khi có việc bận đi vội hay sơ sót mà người tham gia giao thông không có hoặc không mang bằng lái xe thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, vậy lỗi không có bằng lái xe phạt bao nhiêu tiền? 


Giấy phép lái xe là gì?


Giấy phép lái xe hay còn được gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho từng người khi thi đỗ một kỳ kiểm tra. Giấy phép này cho phép người lái xe được phép vận hành, lưu thông và tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy điện, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng. 


Các loại bằng lái xe

 

Hạng Phương tiện được phép điều khiển Thời hạn bằng
Bằng A1 Bằng lái cho phép điều khiển xe máy dung tích xi-lanh từ 50cc đến 175cc Không thời hạn
Bằng A2 Bằng lái cho phép điều khiển xe máy không giới hạn dung tích xi-lanh Không thời hạn
Bằng A3 Bằng lái cho phép điều khiển xe máy chuyên dụng, xe mô tô 3 bánh, xe xích lô hoặc xe lam... Các loại xe trừ các trường loại xe quy định ở bằng A2 Không thời hạn
Bằng A4 Bằng lái cho phép điều khiển các loại máy kéo có trọng tải lên đến 1 tấn 10 năm
Bằng B1

- Bằng lái cho phép điều khiển xe ô tô có từ 9 ghế ngồi trở xuống, tính cả ghế lái mà không hành nghề lái xe

- Cho phép xe tải có trọng tải đến 3,5 tấn

- Cho phép máy kéo, sơ mi rơ - moóc có lực kéo thiết kế đên 3,5 tấn

Có thời hạn kể từ ngày cấp đến khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Qua độ tuổi này được gia hạn them mỗi lần 10 năm
Bằng B2

Bằng lái cho phép điều khiển xe ô tô, xe có từ 9 ghế ngồi tính cả ghế lái, bằng lái này sẽ được phép hành nghề lái xe.

10 năm
Bằng C 

- Bằng lái cấp cho người hành nghề lái xe:

- Xe Ô tô có trọng tải thiết kế từ trên 3,5 tấn

- Xe đầu kéo,  sơ mi- rơ moóc có trọng tải

5 năm
Bằng D

Bằng lái cấp cho người hành nghề lái xe, được phép điều khiển các phương tiện như:

- Ô tô chở khách từ 10 đến 30 chỗ tính cả ghế lái

- Các loại xe được lái ở hạng bằng B1,B2,C

5 năm
Bằng E

Bằng lái cấp cho người hành nghề lái xe:


- Ô tô chở khách từ trên 30 chỗ

- Các loại xe ở hạng bằng B1,B2,C,D

5 năm
Bằng F

Đặc biệt người có bằng F phải là người đã có bằng B2,C,D,E, chủ phương tiện được phép điều khiển xe có trọng tải trên 750kg, xe đầu kéo, xe ô tô khách gồm các hạng cụ thể:


- FB2 : cấp cho lái xe ô tô điều khiển xe hạng B1,B2 có kéo rơ- moóc

- FC: cấp cho lái xe ô tô điều khiển xe hạng C có kéo rơ- moóc và được điều khiển các loại xe tại hạng bằng B1,B2,C và hạng BF2

- FD: cấp cho lái xe điều khiển xe hạng D có kéo rơ-moóc và được điều khiển các loại xe tại hạng B1,B2,C,D.

- FE: cấp cho lái xe điều khiển xe hạng E có kéo rơ- móoc và được điều khiển tại xe các hạng B1,B2,C,D,E.

5 năm

Không bằng lái xe ô tô phạt bao nhiêu?


Việc lái ô tô không bằng lái xe ô tô bị phạt bao nhiêu 2020 là điều mà rất nhiều tài xế thắc mắc vì không phải ai cũng có thể thi ngay được bằng lái. Việc thi bằng lái cần phải có thời gian nộp hồ sơ và chờ thi, đặc biệt không phải cứ thi là đỗ. Việc thắc mắc lái xe ô tô không bằng lái bị phạt bao nhiêu tiền còn có cả những người đã có bằng nhưng cũng có thể họ đang bị tước giấy phép lái xe và cần phải di chuyển bằng ô tô. Tuy nhiên nếu trong trường hợp nào nếu bạn điều khiển xe ô tô tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe kể cả đã bị tạm giữ giấy phép lái xe mà chưa được giải quyết theo hẹn trên giấy phạt thì tức là bạn đã vi phạm pháp luật theo điều 58 luật giao thông đường bộ về quy định các điều kiện cần có của người lái xe tham gia giao thông . 


Tại điều 21 khoản 3 điểm A của luật giao thông đường bộ thuộc nghị định 171/2013 có quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ghi rõ như sau "Nếu người điều khiển xe ô tô và máy kéo không mang theo giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt hành chính từ 200.000 - 400 .000vnd ”


Tại khoản 7 điều 21 điểm B có quy định rõ ràng sẽ phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đ đối với người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông không có giấy phép lái xe. 


Như vậy theo như quy định của luật giao thông đường bộ nêu trên thì cả người "không mang theo giấy phép lái xe " và người "không có giấy phép lái xe" đều bị xử phạt. Như vậy trong các trường hợp bạn không thể xuất trình giấy phép lái xe khi bị kiểm tra thổi phạt mặc dù bạn có giấy hẹn ngày lấy bằng lái xe thì chỉ chứng minh bạn không nằm trong trường hợp "không có giấy phép lái xe" mà thôi và vẫn bị xử phạt hành chính theo điểm A khoản 3 điều 21 vì không mang theo giấy phép lái xe.


Nếu bạn bị tạm giữ bằng lái mà bị bắt xe thì mức xử phạt như nào?


Theo luật giao thông đường bộ tại khoản 2 điều 75 của nghị định 171/2013 có quy định với trường hợp người tham gia giao thông nhưng lại đang bị tạm giữ giấy phép lái xe thì CSGT được phép tạm giữ phương tiện và giấy tờ liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Khi bị tạm giữ giấy tờ, nếu bạn quá thời hạn hẹn ghi trong biên bản vi phạm hành chính mà chưa đến để giải quyết mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.


Tuy nhiên theo quy định này, nếu không mất quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian chờ giải quyết vi phạm thì giấy hẹn có giá trị thay thế những giấy tờ bị tạm giữ, người không có giấy phép lái xe vẫn được điều khiển phương tiện trong thời gian chờ xử phạt nếu mang theo giấy hẹn và khi kiểm tra có thể xuất trình giấy hẹn. 
 

Tư vấn ngay