Phí bảo trì đường bộ 2021 và những điều cần biết

Ngày đăng: May 17, 2021 Tags:

Phí bảo trì đường bộ 2021 là loại phí bắt buộc phải đóng với nhiều phương tiện lưu thông trên đường. Có khá nhiều quy định xoay quanh loại phí này mà không phải ai cũng biết rõ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về phí bảo trì đường bộ 2021 và những lưu ý quan trọng.

 

Bảo trì đường bộ hàng năm

 

Bài viết liên quan:

 

Tất tần tật các loại thuế khi mua xe ô tô 2021

Lỗi không bật đèn xe ô tô phạt bao nhiêu?

 

Phí bảo trì đường bộ là gì?

Phí bảo trì đường bộ là một loại phí bắt buộc cần đóng để các xe cộ được lưu thông trên đường bộ. Mục đích của phí này là sửa chữa, bảo trì và nâng cấp đường sá phục vụ cho các phương tiện đã đóng phí. Chủ phương tiện giao thông có trách nhiệm đóng loại phí này. 

Sau khi đã đóng phí bảo trì, chủ phương tiện được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ. Tem này được dán vào kính chắn gió phía đầu xe. Trên tem có thể hiện rõ thời gian cho lần nộp phí tiếp theo.

Sau khi đóng, chủ phương tiện sẽ được đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí. 

Phí bảo trì đường bộ còn được gọi là phí sử dụng đường bộ, phí đường bộ.

 

Lưu ý:

Nhiều người nhầm lẫn giữa phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường. Đây là hai loại phí hoàn toàn khác nhau. 

  • Phí bảo trì đường bộ: Nộp tại trạm đăng kiểm. Nộp theo chu kỳ đăng kiểm. 

  • Phí cầu đường: Nộp trực tiếp tại các trạm BOT trên đường. Phí này nộp dưới dạng vé đường bộ. Mỗi lần đi qua trạm BOT là một lần nộp phí cầu đường. Mục đích của phí này là bù lại chi phí Nhà nước đã bỏ ra để làm đường.

Phương tiện để lưu thông hợp pháp trên đường cần phải nộp cả hai loại phí trên. 

 

Tem dán hiển thị phí bảo trì đường bộ

 

Các phương tiện giao thông phải nộp phí bảo trì đường bộ

Trước khi tìm hiểu quy định về phí bảo trì đường bộ 2021, chúng ta cùng tìm hiểu về các loại xe phải nộp phí đường bộ.

 

Những phương tiện nào phải nộp phí đường bộ?

Các đối tượng chịu phí bảo trì đường bộ là tất cả các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe). Bao gồm:

  • Xe ô tô.

  • Máy kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).

(Theo Khoản 1 Điều 2 của Thông tư 293/2016/TT-BTC).

Như vậy, với những xe đã đăng ký lưu hành, kể cả khi xe không tham gia giao thông đều phải đóng phí bảo trì đường bộ.

 

Các xe được loại trừ đóng phí bảo trì đường bộ

Cũng trong điều 2 khoản 2 của Thông tư trên quy định các xe không phải đóng phí đường bộ. Loại trừ đóng phí bảo trì đường bộ đối với một số trường hợp sau:

  • Xe oto bị mất trộm (thời gian từ 30 ngày trở lên).

  • Xe bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.

  • Xe bị thu hồi hoặc tịch thu biển số xe, giấy chứng nhận đăng ký xe.

  • Xe đăng kiểm ở nước ta nhưng hoạt động ở nước ngoài (liên tục trên 30 ngày trở lên).

  • Xe bị hỏng do tai nạn đến mức không thể sử dụng để lưu hành và phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.

Ngoài ra, miễn phí đường bộ với các xe như: Xe chữa cháy, xe cứu thương, xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, xe chuyên dùng phục vụ tang lễ, xe chuyên dùng phục vụ an ninh của các lực lượng công an.

(Căn cứ pháp luật: Khoản 5 Điều 3 Thông tư 293/2016/TT-BTC)

 

Quy định về nộp phí bảo trì đường bộ 2021 mới nhất

  • Các loại xe khác nhau áp dụng mức phí bảo trì đường bộ khác nhau.

  • Với cùng một loại xe thì mức biểu phí đóng tương tự dù là xe cá nhân hay phương tiện của tổ chức. 

  • Với xe tải thì phí đường bộ phụ thuộc vào tải trọng xe. Với xe du lịch và xe bán tải, phí đường bộ phụ thuộc vào số chỗ ngồi.

 

Nộp phí bảo trì đường bộ ở đâu?

Các tổ chức được tiến hành thu phí bảo trì đường bộ bao gồm:

  • Các đơn vị đăng kiểm: Thu phí đối với xe oto của các cá nhân, tổ chức đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng công an, quốc phòng).

  • Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ trung ương: Thu phí đối với xe ô tô của lực lượng công an, quốc phòng.

(Căn cứ pháp luật: Khoản 2 Điều 4 Thông tư 293/2016/TT-BTC).

Như vậy, đối xe ô tô thông thường thì các đơn vị đăng kiểm là nơi thu phí bảo trì đường bộ. Do đó, bạn tìm đến trạm đăng kiểm xe cơ giới gần nhất để nộp loại phí này. 

 

Tính phí bảo trì đường bộ như thế nào?

Phí bảo trì đường bộ 2021 và các năm khác phụ thuộc vào thời gian đăng kiểm. Cụ thể:

  • Nếu đăng kiểm sớm: Số tiền phí bảo trì đường bộ phải nộp = Số tháng đã lưu hành (số này không tính thời gian đăng kiểm sớm) x Mức phí + (Số ngày trong tháng đến đăng kiểm sớm /30) x Mức phí.

  • Nếu đăng kiểm muộn: Số tiền phí bảo trì đường bộ phải nộp = Số tháng nộp phí theo chu kỳ x Mức phí + (Số ngày nộp muộn / 30) x Mức phí.

 

Lưu ý: 

  • Mức phí trên không bao gồm phí cầu đường nộp tại các trạm thu phí BOT. 

  • Dù phương tiện có đi trên đường hay không, đi ít hay nhiều thì chủ xe vẫn phải nộp loại phí bảo trì đường bộ. Nếu không nộp thì mặc dù không bị phạt nhưng bạn vẫn phải nộp đủ số phí thiếu khi đi đăng kiểm.

 

Phí sử dụng đường bộ là yêu cầu bắt buộc với xe lưu thông trên đường

 

Thời gian nộp phí đường bộ

Phí bảo trì đường bộ được đóng theo chu kỳ đăng kiểm của xe, theo năm dương lịch, hoặc theo tháng. 

 

Nộp theo chu kỳ đăng kiểm

  • Xe oto có chu kỳ đăng kiểm từ 01 năm trở xuống: Nộp phí đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm. Sau đó được cấp tem tương ứng với thời gian nộp phí.

  • Ô tô có chu kỳ đăng kiểm trên 01 năm (loại 18, 24 và 30 tháng): Nộp phí đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18, 24 và 30 tháng. Tem nộp phí được cấp tương ứng với chu kỳ đăng kiểm.

  •  

Nộp phí theo năm dương lịch

Các cơ quan, tổ chức muốn nộp phí theo năm dương lịch cần gửi thông báo bằng văn bản đến đơn vị đăng kiểm trong lần đầu thực hiện nộp phí. 

Hàng năm, chủ phương tiện đến đơn vị đăng kiểm nộp phí trước ngày 01/01.

 

Nộp phí theo tháng

Các đơn vị được thực hiện nộp phí theo tháng là đơn vị kinh doanh vận tải có số phí cần nộp từ 30 triệu đồng một tháng trở lên. 

Trước ngày 01 của tháng tiếp theo phải đến đơn vị đăng kiểm đã đăng ký để nộp phí đường bộ. 

(Căn cứ pháp luật: Theo Điều 6 Thông tư 293).

 

Chậm nộp phí bảo trì đường bộ 2021 có bị phạt không?

Theo quy định của pháp luật, việc nộp chậm phí đường bộ sẽ không bị phạt. Tuy nhiên, khi đi đăng kiểm, đơn vị đăng kiểm sẽ cộng dồn khoảng thời gian mà chủ xe chưa nộp phí. Do đó, bạn vẫn phải đóng đầy đủ tất cả số tiền thiếu.

Để tránh mất thời gian, công sức di chuyển nhiều lần, khi đi đăng kiểm, bạn nên nộp phí bảo trì đường bộ cùng phí đăng kiểm.

 

Mức phí bảo trì đường bộ năm 2021

Hiện nay có quy định về việc giảm phí bảo trì đường bộ cho các đơn vị kinh doanh. Mục đích nhằm hỗ trợ cho các đơn vị do khó khăn gây ra bởi dịch Covid-19. Thời gian áp dụng việc giảm phí bảo trì đường bộ năm 2021 là từ  01/01/2021- hết 30/6/2021

(Căn cứ pháp luật: Thông tư 112/2020/TT-BTC)

Theo đó, việc giảm phí bảo trì đường bộ được thực hiện như sau:

  • Xe tải, xe oto chuyên dùng, xe đầu kéo: Chỉ phải nộp 90% mức thu phí bảo trì đường bộ.

  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách (xe oto chở người, các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng): Chỉ phải nộp 70% mức thu phí sử dụng đường bộ.

Mức phí bảo trì đường bộ 2021 cho một số loại xe

 

Mức phí bảo trì đường bộ 2021

 

>> Để xem các sản phẩm thảm lót sàn ô tô 6d vui lòng click vào đường link màu xanh. LUCAR luôn muốn cung cấp đến khách hàng những sản phẩm được kiểm tra chất lượng tốt nhất và sử dụng nguyên liệu không có hoá chất - Không mùi, không độc hại - An toàn cho gia đình.

 

Trên đây là một số nội dung liên quan đến phí bảo trì đường bộ 2021. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, cần thiết. 

Tư vấn ngay