Quy trình xử lý tai nạn giao thông đường bộ

Ngày đăng: June 10, 2021 Tags:

Trong suốt hành trình di chuyển trên đường, dù bạn có lái xe cẩn thận nhưng cũng có lúc không tránh khỏi các vụ va chạm, tai nạn. Quy trình xử lý  tai nạn giao thông ra sao? Làm sao để xử lý đúng lỗi và vi phạm, tránh trường hợp xử lý nhầm, sai sót? Hãy tham khảo ngay quy trình dưới đây một cách chi tiết và đầy đủ nhất nhé.

 

Các nguyên tắc khi xử lý tai nạn giao thông

 

Tai nạn giao thông là điều mà không ai mong muốn, tuy nhiên trên thực tế các vụ va chạm, tai nạn xảy ra rất nhiều, hàng ngày và hàng giờ. Trong các cuộc va chạm đó, nhiều trường hợp giải quyết không ổn thỏa dẫn đến việc dễ gây ra các xung đột, ẩu đả. Bởi vậy, quy trình xử lý tai nạn giao thông cần được quy định rõ ràng để giúp phân xử công bằng và giải quyết vụ việc một cách chính xác nhất.

 

Bài viết liên quan: THỦ TỤC SANG TÊN KHI MUA XE Ô TÔ CŨ DỄ DÀNG ĐƠN GIẢN

 

Một vụ tai nạn giao thông đang được cơ quan công an điều tra

 

Trước hết là các nguyên tắc điều tra, giải quyết cần được thực hiện rõ ràng. Theo quy định thông tư 63/2020/TT-BCA, tại điều 3 về nguyên tắc giải quyết giao thông có một vài điểm bạn cần chú ý sẽ được đề cập bên dưới đây.

 

Cần giải quyết kịp thời khách quan: Đó là việc các cơ quan, đơn vị tiếp nhận thông tin vụ án nhanh, xử lý thông tin khẩn trương. Khi có thông tin về vụ tai nạn, các đơn vị chuyên ngành phải vào cuộc, làm rõ nguyên nhân gây ra tai nạn. Cán bộ đơn vị có chức năng sẽ được cử đến hiện trường và giải quyết theo quy định pháp luật có liên quan.

 

Quy trình xử lý tai nạn giao thông phải được kết hợp: giữa lực lượng Cảnh sát giao thông và lực lượng Công an nhân dân. Từ đó điều tra làm rõ nguyên nhân và các vi phạm trong điều khiển phương tiện giao thông. Đồng thời, phải đảm bảo tập trung, thống nhất ý kiến dưới sự chỉ đạo của Thủ trưởng các cấp.

 

Tai nạn giao thông xe máy và ô tô

 

Các cơ quan, đơn vị và cá nhân cấp dưới phải thực hiện chỉ đạo của cấp trên mình, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị mình và trước pháp luật về quyết định và hành vi của mình. Có thể thấy với nguyên tắc này, mỗi cá nhân khi tham gia xử lý vi phạm cũng cần hết sức thận trọng và cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cá nhân trong vụ việc tai nạn giao thông.

 

Không được lợi dụng chức quyền: Những hành vi lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra vụ việc gây tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đều bị coi là vi phạm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Với những ứng xử như trên, có thể thấy việc xử lý tai nạn giao thông đều dựa trên những điều trách nhiệm tinh thần cao và được sự vào cuộc của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đây là cơ sở để người dân thấy sự khách quan, công bằng khi có đơn vị phân xử và làm rõ vụ việc.

 

>>> Xem thêm: Giải đáp chi tiết mức miễn thường bảo hiểm là gì

 

Quy trình xử lý tai nạn giao thông cụ thể thế nào?

 

Các đơn vị chức năng phối hợp quy trình xử lý tai nạn giao thông

 

 

Chắc hẳn bạn vẫn còn đang thắc mắc rằng quy trình xử lý tai nạn giao thông hiện nay như thế nào? Với những trình tự giải quyết được đề cập dưới đây, hy vọng mọi người có thể tham khảo để nếu không may gặp phải tình trạng đó thì có thể áp dụng được luật.

 

Cơ quan chức năng tiếp nhận tin báo, cập nhật thông tin và xử lý tin báo.

 

Khi gặp trường hợp tai nạn giao thông thì các cán bộ Cảnh sát giao thông tuần tra làm nhiệm vụ kiểm soát hiện trường. Đây là nhiệm vụ ban đầu mà các cá nhân đại diện cho cơ quan chức năng gặp phải tai nạn trên địa bàn tuần tra của mình.

 

Các công việc, quy trình xử lý tai nạn giao thông với các hành động này ngay: Tổ chức cứu hộ, sơ cứu nếu hiện trường có xảy ra thương vong. Sau đó cần bảo vệ hiện trường chờ đơn vị cử người chuyên trách xuống. Tổ chức hướng dẫn giao thông , tránh xảy ra ùn tắc. Người xử lý ban đầu tại hiện trường phải thu thập thông tin, huy động trưng dụng phương tiện khi cần thiết. Nên tranh thủ lúc mới xảy ra vụ việc thu thập dữ liệu thông tin những người quan sát được vụ việc sẽ dễ dàng cho quá trình điều tra sau đó.

 

Công việc khám nghiệm hiện trường là công tác rất cần thiết.

 

Khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn và lấy lời khai

 

Nên chọn tạm giam giữ và xử lý các tang vật, giấy phép, phương tiện… các giấy tờ có liên quan đến người điều khiển phương tiện giao thông liên quan đến tai nạn giao thông. Cần điều tra và xác minh thông tin thủ tục hành chính.

 

Sau khi khám nghiệm hiện trường cần thông tin và lấy lời khai những người trong vụ việc và người là chứng. Trong trường hợp nghiệm trọng có thể cần phải liên quan đến việc xem xét dấu vân tay trên thân thể nạn nhân, xác định chỉ tiêu kỹ thuật cầu đường, các vụ tai nạn liên quan trước đó. Kiểm tra và xác minh thông tin người điều khiển phương tiện, hàng hóa… dừng tại hiện trường để tăng độ tin cậy cho thông tin thu thập được.

 

Giám định chuyên môn là một trong những bước rất quan trọng trong quy trình xử lý tai nạn giao thông.

 

Xem xét kết quả điều tra và xác minh, giải quyết vụ việc tai nạn.

 

Bước bảo vệ quyền lợi khi mất hết tang chứng rất quan trọng. Khi cá nhân thực thi được cơ quan công an yêu cầu giải quyết sau khi thụ lý đơn thì phải tiến hành giải quyết. Theo Quyết định 18/2007/QĐ – BCA phải lấy lời khai các phương tiện giao thông có liên quan, người bị tai nạn, người làm chứng…

 

Với những thông tin thu thập được ngoài hiện trường kết hợp với các kết quả khám nghiệm chuyên môn sẽ dễ đi đến kết luận hơn. Nếu sau khi các cơ quan liên quan công bố và giải quyết vụ việc, người trong vụ việc tai nạn giao thông có thể khiếu nại để điều tra, xem xét lại.

 

Có thể thấy được rằng quy trình xử lý tai nạn giao thông được các cơ quan quy rõ ràng trách nhiệm và thực hiện nghiêm chỉnh để đưa ra những điều chính xác nhất.

 

Những lưu ý khi tham gia giao thông tránh gặp tai nạn

 

Đã uống bia rượu thì không lái xe

 

Khi tham gia giao thông, chắc hẳn việc xảy ra tai nạn là điều không mong muốn của mọi người. Những điều trên đây đã cho thấy rõ quy trình xử lý tai nạn giao thông hiện nay. Hãy tham gia giao thông với một ý thức tốt nhất để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người xung quanh. Dưới đây là một số những điều mà bạn nên lưu ý khi tham gia giao thông.

 

- Không nên dừng xe trước hoặc phía trái lằn quy định tại các chốt có đèn tín hiệu giao thông.

- Không rẽ ở những nơi không có biển báo rẽ phải.

- Không được cho xe lưu thông khi đèn đỏ hoặc cố tăng ga để vượt đèn vàng đã cảnh báo.

- Giảm tốc độ khi tham gia giao thông thấy có biển báo đường rẽ ngang hoặc trong ngõ hẻm, các đoạn đường tàu cắt ngang.

- Luôn thận trọng và đề phòng các phương tiện như xe máy, xe đạp và người băng qua đường đột ngột rẽ.

- Giữa khoảng cách thật tố, tránh bị gần quá để có thể phản ứng kịp trong tình huống bất ngờ.

- Không được sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích quá mạnh ảnh hưởng đến việc lái xe.

- Người tham gia giao thông cần nắm vững hệ thống biển báo để đảm bảo sự an toàn cho cá nhân và những người xung quanh.

 

>>> Trên các xe ô tô thường chỉ được trang bị thảm nỉ thường trơn trượt chỗ đạp ga, có thể gây nguy hiểm dẫn đến tại nạn giao thông. Để tránh những sự cố không muốn, hãy trang bị cho mình thám lót sàn  thảm lót sàn ô tô của LUCAR. Thảm sàn ô tô của Lucar được làm da nappa ôm sát xe, không gây hiện tượng trơn trượt trong quá trình lái xe, hơn thế nữa còn rất bền với khả năng chống trầy xước tốt, không gây mùi khó chịu. 

 

Với rất nhiều điều cần phải lưu ý để giúp tham gia giao thông an toàn, hy vọng bạn có thể trang bị tốt cho bản thân những kiến thức và kỹ năng xử lý tính huống thật tốt. Trên đây là quy trình xử lý tai nạn giao thông một cách chi tiết nhất. Hãy lựa chọn cho mình hành trình và lái xe thật vững vàng, đúng luật nhé. Chúc mọi người tham gia giao thông an toàn, mạnh khỏe và luôn giữ được tỉnh táo, tránh xô xát khi va chạm.

Tư vấn ngay